Các món ăn nấu từ gạo nếp tuy không phải là thực phẩm dùng chính trong bữa ăn hằng ngày. Thế nhưng những ai bị thương hở ngoài da hoặc vừa phẫu thuật cũng nên biết ăn nếp có bị sẹo lồi không để còn tránh ăn phải. Việc ăn nếp gây ra sẹo lồi cũng là thông tin lan truyền từ lâu và có nhiều người biết đến. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu và xác thực xem thông tin này có đúng đắn không nhé!
Ăn nếp có bị sẹo lồi không?
Hầu hết mọi người đều biết ăn đồ nếp có thể khiến vết thương lâu lành và nguy cơ để lại sẹo lồi không mong muốn. Thực tế chưa có bất kỳ chứng minh khoa học nào khẳng định ăn nếp có bị sẹo lồi không? Dù vậy, bạn cũng không nên ăn đồ nếp, bởi vì những kiến thức dân gian, kiêng kị ăn uống khi bị thương đều có căn cứ.
Hậu quả khi ăn đồ nếp có thể dẫn đến vết thương bứng mủ, sưng phù và đầy thịt, nghiêm trọng hơn là để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành hẳn. Đặc biệt, trong giai đoạn da non bắt đầu sản sinh, tái tạo lớp da mới, một số đặc tính và dưỡng chất trong đồ nếp có khả năng phá vỡ cấu trúc tự nhiên của da non, khiến da non trùng dúm hoặc sưng căng gây ra sẹo lồi.
Cụ thể, để giải thích cho câu hỏi ăn nếp có bị sẹo không thì chúng tôi sẽ đưa ra những mặt hại của loại thực phẩm này đối với làn da có vết thương như sau:
- Đồ nếp có tính ôn, nóng ấm, do đó không thích hợp ăn khi cơ thể có sức đề kháng yếu với vết thương hở ngoài da. Cơ thể bị nóng trong, gây khó chịu và nóng rát vùng da bị đau, nó tạo cảm giác không thoải mái cho người bệnh khi dưỡng thương.
- Hơn nữa, vị trí da bị thương có thể bứng mủ, chảy nước và căng phồng da do đặc tính của gạo nếp có chứa nhiều chất dính như mủ gạo non có thành phần không tốt cho da đang làm lành.
- Ngoài ra, đồ nếp nằm trong nhóm thực phẩm khó tiêu, ăn nhiều làm ức chế cơ thể hấp thụ và đào thải các chất. Do vậy quá trình hồi phục vết thương diễn ra chậm hơn.
Với những người yêu thích các món ăn nấu từ gạo nếp sẽ thấy khó khăn khi phải kiêng cữ trong thời gian sau phẫu thuật hay khi cơ thể có vết thương hở. Vì thế, bên cạnh vấn đề ăn nếp có bị sẹo lồi không còn có thêm một câu hỏi khác được đặt ra đó là nên kiêng ăn nếp trong bao lâu, nội dung này sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.
Nên kiêng ăn nếp trong bao lâu?
Sau khi đọc nội dung ăn nếp có bị sẹo lồi không, bạn cũng đã biết những tác hại nghiêm trọng của món ăn này với cơ thể sau khi phẫu phật như thế nào. Cho nên, cách tốt nhất là nên kiêng ăn món này tới khi da hồi phục hoàn toàn. Thời gian trung bình để một vết thương ở mức độ nhẹ làm lành cần ít nhất 1 tháng.
Quá trình để vết thương trên da lành lặn cần trải qua các giai đoạn từ lúc da khô cồi vết thương, bóc vảy cho tới khi tế bào da non phát triển. Trong thời điểm này tuyệt đối không nên ăn đồ nếp và đặc biệt chú ý cách kiêng cữ và chăm sóc vết thương tốt nhất.
Bởi vì, tốc độ làm lành vết thương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tác động. Không chỉ riêng đồ nếp cần kiêng ăn mà còn rất nhiều thực phẩm khác được bác sĩ liệt kê và khuyên ngăn mọi người không nên sử dụng sau khi phẫu thuật. Những món đó là gì, tìm hiểu ngay ở phần dưới đây.
Những món khác cần kiêng để tránh bị sẹo lồi
Những thực phẩm mà bạn đang ăn hằng ngày, vô tình là những thực phẩm đang ngầm hại tới vết thương trên da của bạn. Chính vì vậy, hãy lưu ý ngay các loại thực phẩm kiêng cữ sẹo lồi dưới đây để tránh ăn phải.
- Thực phẩm giàu chất đạm có nhiều trong thịt cá, hải sản, thịt vịt, thịt gà, thịt ngan, trứng… Thay vì ăn chúng, bạn có thể lựa chọn các loại thịt nhiều nạc, có hàm lượng chất đạm vừa phải như thịt bò, thịt heo.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhất là đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn ngoài lề đường là các tác nhân đang ngầm hại tới làn da và sức khỏe của chúng ta theo thời gian.
- Những thực phẩm nổi tiếng gây sẹo lồi như rau muống, mắm ruốc, cà pháo… nên tránh xa hoàn toàn.
- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích.
- Các loại trái cây có đặc tính hàn nóng nên ăn vừa phải như sầu riêng, mít, vải, nhãn…
Sau bài viết này, hy vọng những thông tin Trị sẹo cấp tốc giải đáp của chúng tôi về câu hỏi ăn nếp có bị sẹo lồi không chi tiết ở trên. Qua đó sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trong việc ăn uống và kiêng cữ đúng cách, có như vậy vết thương mới nhanh chóng hồi phục mà không để sẹo lồi, sẹo lõm hay da thâm sạm.
Bình luận